Lạng Sơn: Xây dựng Hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

|

Lạng Sơn: Xây dựng Hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Những bước tiến quan trọng

Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2016, bức tranh giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có những bước phát triển quan trọng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, mạng lưới giao thông ??ường bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 14,6 nghìn km. Trong đó, tuyến cao tốc Lạng Sơn - Bắc Giang và 06 tuyến quốc  lộ chạy qua địa phận tỉnh dài 617,7 km, 23 tuyến tỉnh lộ dài 725,3 km, ??ường giao thông nông thôn là 11,7 nghìn km, ??ường đô thị là 69,1 km. Cùng với các tuyến ??ường bộ, vận tải ??ường sắt tuyến Hà Nội - Lạng Sơn cũng được nâng cấp, nâng cao năng lực vận tải đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách.

 
 
Cầu Kỳ Cùng do Sở Giao thông Vận tải tỉnh làm chủ đầu tư - Công trình tạo điểm nhấn
quan trọng trong cấu trúc đô thị thành phố Lạng Sơn

Thời gian qua, đối với các tuyến quốc lộ, Tỉnh được Bộ GTVTTổng cục Đường bộ bố trí kinh phí để đầu tư cải tạo nâng cấp, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Các tuyến còn lại được bố trí kinh phí sửa chữa cải thiện mặt ??ường, mở rộng mặt ??ường, cải tạo các điểm đen góp phần giảm thiểu tại nạn giao thông trên tuyến. Đối với hệ thống ??ường tỉnh, Lạng Sơn cũng đã cân đối bố trí vốn hợp lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu để mở rộng cấp ??ường, đầu tư nâng cấp mặt ??ường đối với các tuyến ??ường trọng điểm, các tuyến ph??c v?? cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như ph??c v?? cho xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, một số công trình giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng và đi vào khai thác gồm có: Cầu Kỳ Cùng (thành phố Lạng Sơn), các tuyến ??ường ph??c v?? xuất nhập khẩu là các tuyến đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) với khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc), dự án Đoạn Lũng Vài - Bản Pẻn, ĐT.229 (Lũng Vài - Bình Độ - Tân Minh), ??ường B??n Nằm - Bình Độ - Đào Viên đấu nối với ??ường tuần tra biên giới, ??ường Na Sầm - Na Hình, huyện Văn Lãng; ??ường Hữu Nghị - Bảo Lâm, Đường Tân Lập - Tân Hương - Vũ Lăng (Bắc Sơn), ??ường B??n Chuông - Bình Chương (Đình Lập).

Huy động các nguồn lực phát triển giao thông nông thôn

Trong điều kiện thu ngân sách địa phương còn hạn chế, để có nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông nông thôn, đặc biệt là tại xã có nhiều đồng bào DTTS, Sở đã tham mưu cho Tỉnh ban hành Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020. Trong đó quy định cơ chế chính sách huy động và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh đầu tư mở mới cũng như cứng hóa các tuyến ??ường. Theo đó, tỉnh có mức hỗ trợ bằng vật liệu chính và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, phần còn lại do nhân dân, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đóng góp. Bằng cách làm này, giai đoạn từ năm 2016 tới nay, trên địa bàn tỉnh đã mở mới được 206 km ??ường, xây dựng mới 1.398 km mặt ??ường bê tông xi măng, sửa chữa 12,6 nghìn km nền mặt ??ường, xây dựng 87 cầu, ngầm. Trong đó, nhân dân và các doanh nghiệp đã đóng góp trên 195 nghìn tấn cát, đá, sỏi trị giá 194 tỷ đồng, tham gia 944 nghìn ngày công lao động và hiến 549,8 nghìn m2 đất...

Tính đến tháng 10/2019, tỷ lệ cứng hóa ??ường giao thông nông thôn đạt 37,9%, tăng 9,7% so với năm 2015; tỷ lệ cứng hóa ??ường đến trung tâm xã đạt 77,6%, tăng 7,7% so với năm 2015. Số xã đạt tiêu chí giao thông theo Chương trình xây dựng nông thôn mới là 61 xã năm 2019 (tăng 48 xã so với năm 2015). Hệ thống giao thông nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phát triển. Đường giao thông mở đến đâu bộ mặt nông thôn thay đổi đến đó, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Những công trình hứa hẹn tạo nên sự bứt phá cho Lạng Sơn

Những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua của Ngành là rất khả quan, tuy nhiên, vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều dự án, công trình được bố trí vốn còn thấp dẫn đến việc thực hiện thi công công trình còn chậm, nợ đọng thanh toán cho nhà thầu. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Sở Giao thông Vận tải tiếp tục tham mưu để tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tiếp tục huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho những công trình giao thông trọng điểm, hứa hẹn sẽ tạo nên sự bứt phá cho Lạng Sơn trong tương lai như: Dự án ??ường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng với hình thức BOT; Kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư để thực hiện các dự án: Cảng cạn (ICD) Lạng Sơn, ??ường Yên Trạch - Quảng Lạc, cầu Thác Trà và ??ường trục phía Tây thành phố Lạng Sơn, Trục nối ??ường Hùng Vương với Cao tốc...; Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các tuyến ??ường ra các cửa khẩu, ??ường nối với ??ường Tuần tra biên giới đã được ghi vốn kế hoạch; Phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, nghiên cứu tuyến cao tốc Lạng Sơn - Mũi Chùa; Nâng cấp, cải tạo, cứng hóa các tuyến ??ường tỉnh, ??ường huyện qua trung tâm các tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, đồng thời đảm bảo hoàn thành tiêu chí giao thông các xã điểm; Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cứng hóa ??ường ô tô đến trung tâm xã đạt 82%, đến năm 2025 đạt 95%, đến năm 2030 đạt 100%. Đồng thời, tiếp tục cải tạo, sửa chữa một số tuyến ??ường, chỉnh trang hè phố tạo bộ mặt đô thị thành phố sạch, đẹp...

 
Nghiêm Văn Hải
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lạng Sơn
 
Tomb of Treasures Ứng dụng giải trí